Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ (Phần 2)

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa thường gặp và rất nguy hiểm ở phụ nữ nhưng nếu được phát hiện sớm thì khả năng trị khỏi bệnh cũng rất cao. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa ung thư cổ cung để xua tan đi nỗi lo trong mỗi người.

Cách chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm kính phết Pap là một xét nghiệm kiểm tra bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, tuy nhiên, để xác nhận chẩn đoán ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư đòi hỏi phải sinh thiết cổ tử cung.

Chẩn đoán này thường được thực hiện thông qua soi cổ tử cung, kiểm tra hình ảnh phóng to của cổ tử cung được hỗ trợ bằng cách sử dụng một dung dịch axit loãng để làm nổi bật các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Đây là một thủ thuật ngoại vi 15-phút không đau. Các phương pháp chẩn đoán sâu hơn nữa gồm thủ thuật cắt bằng dao điện vòng (LEEP), sinh thiết nón, và sinh thiết đột.

Hướng điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Liên đoàn phụ khoa và sản khoa (FIGO) phân loại ung thư cổ tử cung dựa trên các ảnh chụp CIN từ I đến III, trong đó CIN III là tiền dấu hiệu rõ ràng dẫn đến ung thư cổ tử cung. CIN III có nghĩa là các tế bào đã trở thành ung thư, và sẽ được đánh giá từ giai đoạn 0 (đó là khi ung thư chỉ giới hạn đến khu vực da) đến 4B (giai đoạn bệnh di căn ra xa tiến triển nặng).

Các bệnh nhân đầu giai đoạn 1 có thể được điều trị bằng phẫu thuật bảo toàn cho những trường hợp muốn bảo tồn khả năng sinh sản, các trường hợp còn lại sẽ được yêu cầu loại bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung (thủ thuật cắt bỏ cổ tử cung). Nếu muốn mang thai sau phẫu thuật, người bệnh nên chờ ít nhất 1 năm sau khi điều trị.Ung thư ở cuối giai đoạn I vẫn có thể có rủi ro ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết, vì vậy có thể cần phải cắt bỏ một số hạch bạch huyết xung quanh tử cung trong quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u. Tái phát ở phần cổ tử cung còn lại là rất hiếm nếu ung thư đã được loại bỏ bằng phương pháp cắt bỏ cổ tử cung. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm kính phết Pap để tránh những rủi ro có thể.

Các khối u giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng thủ thuật cắt bỏ tử cung triệt để (cắt bỏ toàn bộ tử cung) cùng với cắt bỏ hạch bạch huyết. Xạ trị cùng hoặc không cùng hóa trị có thể được chỉ định sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Các khối u giai đoạn đầu lớn hơn có thể được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.

Các khối u giai đoạn tiến triển nặng (các giai đoạn 2B đến 4B) phải được điều trị bằng hóa – xạ trị.