Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ (Phần 1)
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa thường gặp và rất nguy hiểm ở phụ nữ nhưng nếu được phát hiện sớm thì khả năng trị khỏi bệnh cũng rất cao. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa ung thư cổ cung để xua tan đi nỗi lo trong mỗi người.
Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó, loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 đến 85 phần trăm trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh này được cho là do nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV).
Ung thư cổ tử cung được chia làm khá nhiều loại như ung thư mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư tuyến vảy, ung thư tuyến mô liên kết, u mêlanin và ung thư hạch bạch huyết, là các loại hiếm hơn trong các loại ung thư cổ tử cung và thường không liên quan đến vi rút HPV. Các loại ung thư này không dễ ngăn ngừa như ung thư cổ tử cung do HPV.
Nguyên nhân gây ung thư cổ cung
Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất hoặc yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung. Những loại vi rút này được truyền đi trong quá trình quan hệ tình dục, cũng như thông qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.
Đối tượng của ung thư cổ tử cung
Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục đều là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những phụ nữ quan hệ với nhiều người có nguy cơ lớn hơn. Đặc biệt phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục không được bảo vệ trước tuổi 16 có nguy cơ cao nhất.
Hiện nay, các loại vắc xin chống lại chủng vi rút HPV gây ung thư đã được nghiên cứu và sử dụng. Bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 có thể được tiêm vắc xin chống HPV nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng khi được tiêm trước khi lây nhiễm.
Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung
Giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung hầu như không có chút triệu chứng hay biểu hiện gì rõ rệt. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn muộn:
- Đau lưng
- Chảy máu âm đạo
- Một chân bị sưng
- Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo
- Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục
- Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo
- Táo bón mãn tính.