Ứng phó với chứng bí tiểu thai kỳ

 

Sẽ có khá nhiều mẹ gặp phải trường hợp này, nhưng tình trạng bí tiểu sẽ biến mất sau một vài tuần. Do đó nếu thai phụ chủ động uống ít nước là một sai lầm. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mình thật tốt nhé!

Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu ngoài những khó chịu như: buồn nôn, đau lưng, đau vú… trên thực tế, còn có nhiều triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ. Vậy những trở ngại khi mang thai thường gặp là gì? Cách vượt qua như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Bí tiểu trong thai kỳ

Khi có thai 7-8 tháng, tiểu tiện từng giọt  không thông, nặng thì bụng dưới trướng căng, lòng ngực bực tức, không nằm được đông y gọi là chuyển bào. “‘ Đàn bà bị bệnh, ăn uống như thường, bứt rứt, nóng nẩy, không nằm được phải ngồi dựa lưng mà thở, đó là bệnh chuyển bào, đái không được do bàng quang bị chèn ép cho nên sinh bệnh này, chỉ thông lợi tiểu tiện thì khỏi, chữa thì dùng bài “Thận chí hoàn” người xưa cũng gọi bệnh này là bào chuyển. Bệnh bào chuyển cũng có thể phát ra trong lúc bình thường, tuy nhiên người có thai thì thấy nhiều hơn.

Đây là biểu hiện khá phổ biến trong 3 – 4 tháng đầu của thai kỳ. Cảm giác bí tiểu có thể khiến thai phụ phải vào nhanh nhà vệ sinh, trong khi bàng quang chưa đầy nước. Vì vậy chỉ có sự kiên nhẫn mới giúp cho bàng quang đầy nước và thai phụ đi tiểu một cách bình thường. Các nhà chuyên môn cho rằng những thay đổi nội tiết tố đã gây ra sự bí tiểu tạm thời này.

Các nguyên nhân dẫn đến bí tiểu sau sinh thường gặp là:

– Sau sinh các sản phụ không đi tiểu kịp thời làm cho nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang, bàng quang trướng lên quá mức đến lớp cơ mất khả năng co bóp hoặc làm giảm khả năng cảm nhận của bàng quang, tê liệt thần kinh mà dẫn đến mất phản xạ làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

– Đa phần khi sinh tầng sinh môn của sản phụ bị rạch hoặc rách gây đau nên khi đi tiểu vết thương bị kích thích làm cho càng đau hơn, dẫn đến hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

– Nguyên nhân thứ 3 là do quá trình sinh nở kéo dài, thời gian thai nhi chèn ép lên bàng quang quá lâu gây ra phù thũng bàng quang và đường tiểu làm cho việc đi tiểu trở ngại dẫn đến bí tiểu.

– Sản phụ mắc chứng thiếu máu hoặc sau khi sinh mất máu quá nhiều hoặc bị biến chứng nghiêm trọng, toàn thân không bài tiết được làm cho sức ép chèn xuống khoang bụng dẫn đến bí tiểu.

– Sản phụ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc sau khi sinh bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu làm cho ống dẫn tiều phù nề, sung huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu.

Xử trí bí tiểu cho sản phụ

Khi mắc chứng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập thói quen đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ chỉ định cụ thể như: dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Cách phòng ngừa bí tiểu sau sinh

Để phòng ngừa bí tiểu sau sinh cần điều trị dứt điểm nhiễm trùng đường tiểu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là phù nề trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nhiễm trùng hệ tiết niệu nên điều trị triệt để, không để dây dưa kéo dài đến lúc sinh.

Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu.

Nên uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Hành tươi chữa bí tiểu sau sinh

Hành là gia vị dùng hàng ngày của nhiều gia đình. Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy hành chứa rất ít calo (50calo/100g hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ.