Tử vong chu sinh ở thai nhi (Phần 2)

 

Tỉ lệ tử vong chu sinh là chỉ số quan trọng thể hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bà bầu và trẻ sơ sinh của một quốc gia. Các chính sách đầu tư, lên kế hoạch và cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé không bao giờ là lãng phí. Việc làm trên tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm để giảm nguy cơ tử vong chu sinh cho các thế hệ tương lai trong gia đình.

Làm sao để phòng ngừa tử vong chu sinh?

Điều đầu tiên là phải chú trọng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tiền sản định kỳ cho bà bầu để có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Tránh những thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia hay nghiện ngập và hướng tới lối sống lành mạnh. Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả những rủi ro, nhưng đây là những bước đầu để bảo vệ mẹ và bé.

Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, đã từng bị sẩy thai nhiều lần hoặc chết non, bạn nên gặp cán bộ khoa sản để được hướng dẫn chăm sóc cho thai kỳ. Rất nhiều bệnh viện sản lớn có các nhóm bác sĩ chuyên về những trường hợp mang thai phức tạp.

Làm sao nhận biết bé có vấn đề?

Nếu thai nhi có biến đổi, giảm hoặc không cử động nữa là biểu hiện khác thường sớm nhất. Các hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bất thường, cảm giác tuyệt vọng hay có gì đó không bình thường với thai nhi đều có thể báo hiệu tình trạng xấu của bé.

Cuối cùng, kết quả siêu âm sẽ giúp chuẩn đoán tim thai có còn hoạt động không. Bác sĩ siêu âm có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để xác nhận chẩn đoán có chính xác hay không.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Cái chết thương tâm của trẻ sơ sinh dẫn đến những thay đổi lớn về mặt tinh thần và thể xác. Khi thai nhi chết trong bụng mẹ, cơn trở dạ vẫn sẽ diễn ra sau đó. Bào thai bắt đầu co bóp và nước ối vỡ ra. Một số thai phụ muốn lấy thai nhi ra càng sớm càng tốt sau khi biết bé đã chết. Họ muốn chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ, nhưng đây không phải là giải pháp tốt nhất. Khả năng xảy ra biến chứng rất cao trong và sau khi giải phẫu kèm theo thời gian phục hồi dài hơn. Việc này có thể ảnh hưởng đến lần mang thai và sinh đẻ tiếp theo. Nguy cơ xảy ra biến chứng trong tương lai cũng cao hơn.

Một số khác lại muốn trân trọng những ngày cuối cùng của thai kỳ và dành thời gian ở bên thai nhi khi bé còn nằm trong cơ thể của mẹ. Vì vậy, họ sẽ không quyết định từ bỏ thai nhi ngay. Mỗi phụ nữ sẽ phản ứng khác nhau đối với hung tin này.

Nếu thai nhi không được lấy ra trong vòng một tuần sau khi chết, tình huống có thể xấu đi: những cơn co bóp làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu cơn chuyển dạ không xảy ra thì bà bầu cần được giục chuyển dạ.

Có nên sử dụng biểu đồ vận động không?

Việc sử dụng biểu đồ vận động để theo dõi thai nhi hiện còn gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng biểu đồ này làm người mẹ lo lắng không cần thiết và ảnh hưởng đến tần suất cử động cũng như thư giãn của thai nhi. Một số khác khẳng định là các biểu đồ sẽ giúp ích và thông báo cho người mẹ biết nếu bé có biểu hiện bất thường.

Để biết phương pháp nào phù hợp với bạn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.