Trở thành bà mẹ tuyệt vời hoàn toàn không khó
Có phải hầu hết các mẹ đều lo lắng về khả năng là mẹ của mình không? Các mẹ hãy yên tâm đi nhé, khi làm mẹ sẽ có rất nhiều thứ phải lo, hầu hết các mẹ đều sẽ bở ngỡ không ít, nhưng bài viết sau đây sẽ mách cho mẹ sẽ phải làm thế nào để trở thành một bà mẹ tốt đấy! Hãy tham khảo ngay nhé!
Thế nào là bà mẹ tuyệt vời?
Bà mẹ tuyệt vời được định nghĩa trong quá trình mang thai là bà mẹ biết lo cho sức khoẻ của chính mình và chăm lo tốt cho cả sức khoẻ của thai nhi. Không để mẹ và cả bé mắc các bệnh nào hay có khả năng đề phòng tốt các biến chứng của thai kỳ.
Khi sinh bé ra rồi cũng vậy, mẹ phải đảm bảo mình đầy đủ sức khoẻ để chăm lo và dạy dỗ cho bé thật tốt nhé! Nghe có vẻ mệt mỏi vậy thôi, chứ hàon toàn không khó đâu, mẹ tham khảo các bí quyết sau đây nhé!
Bí quyết giúp trở thành bà mẹ tốt
Sinh em bé là thời gian cảm xúc của mẹ hỗn loạn nhất. Vừa hạnh phúc vừa lo lắng. Mẹ hạnh phcú vì mình đã trở thành mẹ, một cam giác thật thiêng liêng. Nhưng lo lằng cũng sẽ không kém phải không nào? Lo lắng không phải là cách đâu mẹ à, stress chỉ có ảnh hưởng cho sức khoẻ của mình thôi. Hãy dành thời gian ở bên bé thật nhiều, trái tim, bản năng của một người mẹ sẽ chỉ cho bạn cách chăm sóc thật tốt cho thiên thần nhỏ bé của bạn.
- Cố gắng trả lời những câu hỏi ngốc nghếch đáng yêu của con
Sẽ có hàng trăm ngàn câu hỏi xoay quanh thế giời này mà bé thắc mắc trong giai đoạn tập nói, rất ngốc nghéch và ngây thơ như: “Tại sao bầu trời lại có màu xanh hả mẹ?” hay “Tại sao con chó lại có bốn chân thế mẹ?”.
Các câu hỏi này được lặp lại thường xuyên khiến bạn cảm thấy khó chịu và bực mình. Nhưng bạn cần phải giữ bình tĩnh trong những lúc như thế này. Bạn không cần phải trả lời một cách khoa học, chính xác cho tất cả các câu hỏi của con, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không làm hạn chế trí tưởng tượng và óc sáng tạo của con bằng cách bắt con giữ im lặng.
- Dành thời gian cho con
Không có bất kì món đồ chơi nào có thể bù đắp cho bé khi bạn vắng mặt. Bởi vậy, bạn hãy dành hầu hết thời gian của bạn để ở bên bé trong những tháng đầu tiên và chơi với con trong suốt thời kỳ thơ ấu của bé. Đây sẽ là nền móng cho mối quan hệ trong tương lai của mẹ và bé.
- Không để tâm trạng của bạn ảnh hưởng đến con
Ngay cả khi bạn dành hoàn toàn thời gian để ở bên con thì nó cũng sẽ là vô giá trị khi bạn đang bị kích động, tức giận hoặc thất vọng.
Bạn có biết bạn chính là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến con trong thời gian này không? Bé thường rất nhạy cảm với tâm trạng, cảm xúc của mẹ. Vì thế, để con có thể phát triển tốt nhất thì bạn đừng nên để tâm trạng của mình ảnh hưởng đến con.
- Hiểu tâm lý của con
Bạn không nên quá áp đặt suy nghĩ của mình vào con để bắt con phải làm thế này hay thế khác. Hãy luôn lắng nghe những gì con nói, bởi những suy nghĩ non nớt và trong sáng của con cần được mẹ hiểu và chấp nhận.
- Tránh giữ con một cách thái quá
Luôn luôn bảo vệ con là khuynh hướng cũng như bản năng của một người mẹ. Nhưng đôi khi nếu bạn bảo vệ con quá mức sẽ gây trở ngại cho sự phát triển độc lập của bé.
Ở nhiều thời điểm, bạn nên để con tự học hỏi và nhận ra những sai lầm của bản thân. Những bài học đầu tiên này sẽ theo bé đi suốt chặng đường dài phía trước, khi bé phải đối mặt với thế giới rộng lớn xung quanh.
- Đừng ôm đồm làm tất cả mọi việc
Bạn có thể muốn là một người mẹ hoàn hảo, một người “mẹ siêu nhân”, nhưng bạn nên biết giới hạn của mình và chỉ giúp đỡ bé khi thực sự cần thiết. Khi mệt mỏi bạn có thể nhờ chồng, bố mẹ, anh chị em hay bạn bè thân thiết để chăm sóc và giúp đỡ bé. Nếu bạn cứ cố gắng giúp bé trong khi đang mệt mỏi thì có thể kết quả sẽ tệ hơn rất nhiều.
- Trân trọng những khoảnh khắc
Đôi khi vì quá bận rộn hay vì một lý do nào đó mà bạn quên tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời bên con. Khi ở bên con, bạn đừng quá bận tâm nên nói gì, làm gì để con hiểu được tình cảm của mình. Tốt nhất là bạn nên thư giãn và thoải mái tận hưởng những giây phút quý giá đó vì nó sẽ chẳng bao giờ quay trở lại.
Những bà mẹ lần đầu có con thường cảm thấy khá bỡ ngỡ và bối rối bởi vì có quá nhiều lời tư vấn hay ý kiến khác nhau từ mọi người xung quanh cũng như trên internet. Trong tình huống này, các mẹ nên biết cách chọn lọc những kinh nghiệm quý báu từ thực tế, có hiệu quả cao mà quan trọng nhất là không gây hại cho bé.