Thai chết lưu, mẹ bầu nên cẩn thận.
Nhóm phụ nữ nguy cơ
Hiện nay, chưa có phương pháp nào phòng tránh chính xác tình trạng thai chết non ở thai phụ. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng huyết áp cao; đái tháo đường; mang bầu muộn (ngoài 35 tuổi), bạn nên đi khám thai thường xuyên để tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra.

Mặc dù sự chênh lệch này là nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó tới sức khỏe thai phụ và thai nhi là vô cùng lớn. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, hormone stress làm giảm sự lưu thông máu từ cơ thể người mẹ tới nhau thai, hạn chế nguồn cung cấp oxy cho bào thai.
– Thai ngừng hoạt động hoặc ngừng đạp xung quanh. Cần lưu ý vì nhiều trường hợp thành bụng dày quá nên bạn không cảm nhận rõ cử động của thai. Có thể sau khi thai đã chết, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ mà nhiều khi bạn nhầm tưởng đó là do thai đạp.
– Chảy máu âm đạo (máu sẫm màu).
– Nếu là quý I của thai kỳ, bạn có thể thấy dấu hiệu nghén đột ngột giảm đi (hoặc mất hẳn).
– Bụng không thấy to lên.
– Âm đạo chảy máu đen (có trường hợp máu vẫn có màu như bình thường).
– Đầu nhũ hoa có thể tiết sữa non.
– Siêu âm sẽ không còn nhận thấy cử động của tim thai nữa.
– Bụng bầu giảm dần kích thước (nhỏ hơn đi).
– Nước ối ít hoặc hầu như không còn.
Quá trình xét nghiệm máu sớm trong thai kỳ có thể xác định được tình trạng thai nhi, xem có nguy cơ chết non hay không. Khi ấy, bác sĩ sẽ có những can thiệp như cho sinh sớm để tránh biến chứng.
Thời gian có thai lại sau khi thai chết non
Thời gian có thể thụ thai lại phụ thuộc vào thời điểm và cách xử trí khi thai chết non. Nếu thai chết non ở giai đoạn sớm, bạn nên có thai lại ít nhất sau 6 tháng để cơ thể phục hồi. Nếu thai chết non ở giai đoạn muộn, bạn nên có thai lại sau đó tối thiểu 1 năm.
Trong khoảng thời gian này, bạn nên đi khám bác sĩ đều đặn để phòng tránh những nguyên nhân gây nên tình trạng thai chết non.