Phong thuỷ cho mẹ mang thai, cần hay không?
Đối với mẹ bầu, môi trường sống và làm việc an toàn và hợp phong thủy sẽ giúp cho sức khỏe và tâm trạng của mẹ cùng thai nhi tốt hơn.Vậy việc áp dụng phong thủy cho bà bầu là việc làm cần thiết, để cho sinh linh bé nhỏ lớn lên một cách khỏe mạnh và thuận lợi nhất có thể.
- Cần ổn định nơi ăn chốn ở trước khi mang thai
Để thai nhi ổn định trong suốt thai kỳ, các bà mẹ tương lai không nên tiến hành những hoạt động lắp đặt hay động thổ trong nhà. Bởi những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến từ trường của ngôi nhà cũng như con người sống trong không gian ấy, tức có cả người mẹ và thai nhi.
Các việc cần tránh như:
– Không nên động thổ, xây dựng, di dời… nhà cửa
– Không nên tu sửa, trang trí nhà cửa
– Không nên thay đổi di dời vị trí của các đồ dùng nội thất lớn trong nhà.
– Không nên đập, gõ, sửa chữa các đồ dùng nội thất.
– Phòng ngủ của phụ nữ mang thai không nên di dời hoặc thay đổi vị trí.
– Trong trường hợp nếu dưới gầm giường có tạp vật phải thay đổi vị trí giường thì phải chọn ngày lành và thời điểm bà bầu không có mặt ở nhà để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Do vậy, nếu như bạn có ý định sinh em bé thì hãy sắp xếp ổn thỏa các công việc trên trước khi mang thai, để tránh những việc không lành này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Phong thủy nơi làm việc của bà bầu
– Không ngồi đối diện với cửa chính: luồng khí đi vào từ cửa chính của phòng làm việc có cả khí tốt lẫn khí xấu. Nếu bà bầu ngồi đối diện với cửa chính, các luồng khí này sẽ xông thẳng vào cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không thể thay đổi vị trí, có thể bố trí bình phong trước bàn làm việc hoặc đặt một chậu cây nhỏ trên bàn (hướng về cửa chính) để làm chệch hướng tác động của các luồng khí trực diện.
– Phía sau chỗ ngồi phải có điểm tựa: đó là nững điểm tựa vững chắc như bình phong, vách tường… Nếu phía sau chỗ ngồi không có điểm tựa, mẹ bầu sẽ có cảm giác bị tấn công nên luôn bồn chồn, hồi hộp. Nếu thiết kế của văn phòng không có điểm tựa, có thể đặt một chiếc tủ thấp ở phía sau chỗ ngồi để hóa giải.
– Tránh ngồi gần nhà vệ sinh: đây là vị trí không tốt vì xú khí, uế khí trong nhà vệ sinh xông ra về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Phong thủy nơi phòng ngủ của bà bầu
– Tăng cường dương khí: phòng ngủ của bà bầu phải có đủ ánh sáng (tốt nhất là ánh nắng mặt trời) để tăng cường dương khí. Đồng thời, phải giữ không khí lưu thông, thường xuyên mở cửa sổ để trao đổi khí vận. Không nên để bà bầu ở trong môi trường khép kín như phòng có máy điều hòa quá lâu vì sẽ làm bế khí, ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
– Lưu ý giường ngủ: không được tự ý di dời giường ngủ trong thời gian mang thai vì sẽ động đến thai nhi. Nếu cần đặt đồ vật dưới gầm giường thì phải giữ đồ vật sạch sẽ, tươm tất. Lưu ý là không được đặt những đồ vật đã hư hỏng hoặc không còn dùng nữa dưới gầm giường vì những thứ này mang theo trường khí xấu, gây bất lợi cho thai nhi.
– Chọn tranh treo phù hợp: có thể treo tranh sơn thủy hoặc tranh em bé trong phòng ngủ nhưng không được treo tranh những động vật hung dữ như sư tử, hổ hoặc các hình thù kỳ quái.
- Không động vào vị trí thai thần
Điều kiêng kỵ tiếp theo là bà bầu không được động đến vị trí thai thần (linh hồn của thai nhi). Theo phong thủy, trước lúc sinh và trong khoảng một tháng đầu sau khi sinh, thai thần luôn di chuyển quanh thai nhi, tại mỗi thời điểm, vị trí thai thần sẽ khác nhau. Thông thường, vị trí thai thần trong từng tháng sẽ khác nhau, ứng với đối tượng, đồ vật khác nhau, vì vậy mẹ đang mang thai và sau khi sinh không được đóng đinh, gõ đồ vật, lắp đặt, tu sửa hay tạo ra những chuyển động lớn, nếu không sẽ làm động thai thần, ảnh hưởng đến thai nhi, gây bất lợi cho thai nhi.
Ngoài những lời khuyên phong thủy trên, thì mẹ bầu nên chú trọng nhất đến chế độ ăn, uống, ngủ, nghỉ hợp lý, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.