Những điều cần biết về bảng cân nặng thai nhi?

Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các phụ huynh sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có thực đơn ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học.

Tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi

Từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài của bé được tính từ đầu đến mông. Bởi trong khoảng thời gian này, chân của bé vẫn còn cuộn tròn, rất khó để đo. Đến tuần 21 đến 40, chiều dài được đo từ đầu đến cả chân.

Lưu ý rằng, bảng cân nặng thai nhi cũng như chiều dài theo tuần tuổi như trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì mỗi thai nhi là một cá thể độc lập có tốc độ phát triển của riêng mình. Trọng lượng và chiều dài bé nhà bạn có thể chênh lệch chút ít. Để hiểu rõ cụ thể về sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ tư vấn trực tiếp.

>>> Đọc thêm: chế độ dinh dưỡng tuổi mầm non

Mách mẹ bầu cách tính cân nặng thai nhi cực “chuẩn”

1. Cách tính theo chu vi bụng
Nếu chưa có thời gian đi siêu âm hoặc ngày nào mẹ cũng muốn biết số đo cân nặng của bé thì phải làm sao? Sờ nắm bụng để đo chu vi bụng và chiều cao tử cung là cách dễ thực hiện nhất. Các mẹ hãy xem qua công thức sau:

Trọng lượng thai nhi= ((chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100)/4
Chú thích
– Trọng lượng thai nhi tính theo gam (g).
– Chiều cao tử cung (cm) được tính từ bờ trên mu cho đến đáy tử cung.
– Đo chu vi bụng bằng cách đo vòng bụng ở chổ phình nhất.
Thế nhưng các chuyên gia cũng lưu ý rằng tùy theo cơ thể người mẹ gầy hay béo, tử cung chứa nước ối nhiều hay ít vẫn có thể sai số chứ không hoàn toàn đúng tuyệt đối.

2. Cách tính theo chỉ số siêu âm
Trong cách tính toán cân nặng của thai nhi có nhiều thông số hiện trên kết quả siêu âm các mẹ cần ghi nhớ:
– Đường kính lưỡng đỉnh: BPD
– Chu vi bụng: AC
– Chiều dài xương đùi: FL
– Chu vi vòng đầu: HC
– Đường kính ngang bụng: TAD.
Tổng hợp các cách tính trong siêu âm sản khoa:
– Trọng lượng thai nhi (g) = [BPD (mm) – 60] x 100.
– Trọng lượng thai nhi (g) = 1,07 × BDP (cm) × BDP (cm) × BDP (cm) 0,3 × AC (cm) × AC (cm) × FL (cm).
– Trọng lượng thai nhi (g) = (BPD (cm) x 900) – 5000.

Trường hợp thai nhi phát triển hơn hay kém tuổi thai

Nếu dựa vào bảng cân nặng thai nhi, mẹ thấy con mình đang nặng hơn so với trọng lượng tuổi thai bình thường. Hoặc chiều dài của thai nhi lớn hơn 3 cm so với mức trung bình, chúng ta phải làm thế nào? Điều này có dẫn đến tình trạng khó sinh? Hãy đến gặp bác sĩ siêu âm và kiểm tra rõ để tìm hiểu lý do. Bởi có thể thai nhi đang tiềm ẩn một số vấn đề về sức khỏe. Có thể kể đến một số bệnh phổ biến như béo phì, tiểu đường, tiêu hóa…

Nếu chiều dài thai nhi ngắn hơn mức trung bình 3 cm? Có phải bé đang phát triển với tốc độ chậm? Các bác sĩ cho biết thai nhi quá nhỏ dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể non kém trong tương lai. Ngoài ra các bệnh viêm phổi, trí não và sức đề kháng kém cũng là những vấn đề đối với sức khỏe của thai nhi. Có rất nhiều lý do làm sáng tỏ cho vấn đề này. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xét nghiệm để tìm ra do chức năng nhau thai hoặc quá trình vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi gặp “trục trặc”, chế độ ăn uống và tinh thần của người mẹ có tốt không?
——
Mời bạn đọc thêm những điều cần biết về tháp dinh dưỡng cho bé để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ.