Nhóm máu không tương thích Rherus – RH (Phần 2)
Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âmđược tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Việc tiêm Anti-D cho người mẹ là đặc biệt quan trọng vì nếu không thì các em bé của người mẹ này trong tương lai có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh Rhesus diễn ra như thế nào?
Khi người mẹ có Rh-âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh-dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch. Trong suốt thai kỳ khỏe mạnh bình thường, cho đến khi sinh, thông thường sẽ không có tình huống máu mẹ và máu con tiếp xúc hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, ngoài quá trình chuyển dạ sinh con, cũng có những lúc tình huống này có thể xảy ra.
Những bà mẹ có Rh-âm bị chảy máu âm đạo trong quá trình mang thai, hoặc những người đã từng đình chỉ thai vẫn có khả năng phơi nhiễm máu Rh-dương của thai nhi. Cũng giống như cách mà một người bị dị ứng với thức ăn nào đó có phản ứng chống lại thức ăn đó, ở đây, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng với các kháng nguyên lạđến từ máu của đứa con.
Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể, gọi là kháng thể anti-D, để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh-dương của em bé xâm nhập vào các hệ thống của cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh-dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết.
Điều trị bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
Các em bé bị bệnh này sinh ra sẽ bị thiếu máu và vàng da,nghĩa là, chúng dự trữ sắt không đầy đủ và có nồng độ bilirubin trong máu cao. Những em bé này thường phải được truyền máu để giữ cho lượng dự trữ sắt ở mức bình thường. Những lượng máu nhỏ được đo lường cận thận của em bé sẽ được thay thế bằng máu hiến của một người khỏe mạnh. Đây là một việc cần phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Việc này sẽ giúp loại bỏ các kháng thể anti-D, và các tế bào hồng cầu mới sẽ có thể hoạt động như bình thường.
Điều gì có thể xảy ra?
Trẻ sơ sinh bị bệnh tán huyết cũng có thể cần điều trị bằng đèn chiếu và giám sát chặt chẽ nồng độ sắt và bilirubin trong máu. Nếu em bé bị bệnh tán huyết nặng, nó có thể gây sẩy thai hoặc em bé bị chết lưu. Lượng bilirubin cao có thể vượt qua máu di chuyển đến não và gây tổn thương não.
Tiêm Anti-D là như thế nào?
Các bà mẹ có Rh-âm sẽ được tiêm kháng thể anti-D trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Nó sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo. Mặc dù vậy, với các bà mẹ có Rh-Âm thì việc xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo.
Phụ nữ có Rh-âm nên được tiêm Anti-D khi
- Bị sẩy thai
- Chấm dứt thai kỳ
- Có chấn thương hoặc chảy máu
- Trong quá trình chọc ối
- Có chấn thương bụng
- Sau khi có thai ngoài tử cung
Cần nhớ
Cho dù bạn có thể thuộc nhóm máu Rh-âm tính, việc thăm khám tiền sản đều đặn và đúng cách sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh.