“Lỗi” ăn kiêng ở cữ thường gặp ở các mẹ bầu (Phần 1)
Trong những ngày ở cữ, thông thường chị em sẽ phải kiêng khem rất nhiều thứ như kiêng gió, kiêng nước, kiêng đi lại… Giai đoạn này có thể diễn ra trong một tháng hoặc kéo dài đến cả 3 tháng 10 ngày. Tưởng chừng như kiêng cữ sẽ đem lợi lợi ích cho thai nhi, hoá ra lại không. Một số kiêng cữ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thai nhi mà mẹ bầu chưa biết. Hãy cùng tham khảo và giữ làm bí kiếp cho riêng mình nhé.
Kiêng tắm gội
Các mẹ cần biết rằng sau các sinh nở, sự trao đổi chất trong cơ thể tăng mạnh lại thêm bầu ngực tiết sữa và sản dịch tiết ra từ âm hộ nên nếu không tắm rửa thường xuyên sẽ rất dễ gây viêm nhiễm đặc biệt là núi đôi và vùng kín. Vì vậy, ngay sau sinh, mẹ nên vệ sinh vùng kín và ngực bằng nước ấm. Mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, chăm thay quần áo. Những ngày đầu sau sinh, chị em có thể dùng nước ấm rửa mặt lau người. Một tuần sau là có thể tắm rửa, gội đầu. Các mẹ chỉ cần lưu ý không tắm bồn vì có thể gây viêm nhiễm do sản dịch vẫn còn, khi tắm nên tắm nhanh, tắm nước ấm và tránh gió lùa là được.
Kiêng đi lại
Các mẹ xưa thường truyền tai nhau rằng, sau sinh nở không nên đi lại, vận động sớm vì sẽ khiến tử cung bị sa xuống. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sau khi sinh nở, chị nên nên sớm xuống giường và đi lại nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Việc này sẽ rất tốt cho sự tuần hoàn máu, giúp sản dịch dễ dàng thải ra ngoài và không bị bế tắc sản dịch. Vận động nhẹ nhàng cũng giúp các cơ mau chóng lấy lại độ đàn hồi. Chính việc vận động này sẽ giúp chống sa dạ con, sa trực tràng hay bàng quang. Đối với chị em đẻ thường có thể vận động ngay 6 giờ sau sinh còn các mẹ đẻ mổ thì cần ngồi dậy tập đi trước 24 giờ.
Kiêng gió
Theo quan niệm kiêng cữ ngày xưa, sản phụ sau sinh phải kiêng gió để tránh bị lạnh chân tay. Chị em ở cữ thường được nằm trong phòng kín mít, mặc quần áo dài tay, đầu đội khăn, tai đút bông, chân đi tất… Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, điều này không thực sự cần thiết.
Chính việc kiêng gió, nước sẽ khiến chị em bị viêm nhiễm hệ sinh dục, nhiễm khuẩn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Sản phụ ở trong phòng kín mít không được vệ sinh để phòng thông thoáng cũng khiến không khí trong phòng bị ô nhiễm, dễ gây viêm đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Nằm than
Ngay cả ở thời hiện đại, nhiều người vẫn cho rằng, khi cả hai mẹ con từ bệnh viện về nhà, thì cần phải có một bếp than dưới giường để đảm bảo sức khỏe, đồng thời sẽ hạn chế được những không khí không tốt. Thực tế đây là một trong những thói quen sai lầm trầm trọng.
Các bác sĩ cho biết, trong khói than có chứa rất nhiều khí CO2, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và bé. Ngoài ra, da em bé còn non nớt, than nóng sẽ làm bé bị bỏng, hoặc nhẹ cũng sẽ bị nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp và hay mắc lại.