Giúp người cao tuổi uống sữa đúng cách

Sữa là sản phẩm rất dồi dào canxi, dồi dào đạm quý (đầy đủ những axit amin cần thiết với tỷ lệ cân đối) và giàu vitamin quý giá cho cơ thể như vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… nên đây là thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt người cao tuổi.
Nhưng sử dụng loại thực phẩm này sao cho đúng cách thì còn nhiều người chưa rõ:

1. Không uống sữa thay bữa ăn chính
Người cao tuổi cần nhận đủ canxi hàng ngày để phòng ngừa loãng xương. Dù canxi có trong nhiều thực phẩm khác nhau (cá nhỏ ăn luôn xương, tôm tép ăn cả vỏ, rau xanh, đậu hủ…), nhưng người cao tuổi thường ăn ít hơn lúc trẻ nên lượng canxi đưa vào cơ thể từ chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ, trong khi họ phải đối mặt với tình trạng loãng xương. Canxi từ sữa rất dễ hấp thu nên người cao tuổi cần uống sữa thường xuyên hàng ngày (khoảng 1 – 2 ly) để đáp ứng canxi cho cơ thể, hỗ trợ tránh loãng xương.

Tuy sữa dành cho người già là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng chỉ có thể cung cấp như là bữa phụ chứ không thể thay thế cho bữa chính hàng ngày được vì sẽ mất cân đối do sữa không có đủ các dưỡng chất khác mà cơ thể cần dung nạp như chất sắt, kẽm, chất xơ, một số vitamin… Nếu chỉ uống sữa mà không ăn bữa chính sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Trong trường hợp ăn ít hoặc đau ốm, cần chia nhỏ bữa ăn (ăn ít và nhiều lần), sử dụng thêm những loại thực phẩm cao năng lượng, kết hợp tăng số bữa phụ (uống sữa hoặc các thức ăn phụ bổ dưỡng và dễ tiêu hoá khác).

2. Không dùng sữa trước và sau khi uống thuốc
Những chất khoáng trong sữa như canxi và magie phản ứng hóa học với thuốc, tác động đến sự hòa tan và hấp thu thuốc. Vì thế, không nên uống sữa trước và sau khi uống thuốc 1h. Không nên kết hợp trà và sữa. Uống một ly sữa nóng trước khi ngủ như có một liều thuốc an thần tự nhiên, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Tryptophan có trong sữa chính là dưỡng chất đóng vai trò an thần tự nhiên này.

3. Chọn sữa tuỳ tuổi, tuỳ bệnh
Thông thường sữa cho trẻ em và người bình thường là dạng sữa nguyên kem, chất béo của sữa là chất béo no nguồn gốc động vật nên sẽ dồi dào cholesterol không thích hợp đối với người già nếu uống thường xuyên mỗi ngày. Thế nhưng đối với người gầy, không có bệnh mãn tính không lây như: rối loạn lipid máu, cao huyết áp, đái tháo đường… và chế độ ăn rất ít thực phẩm nguồn gốc động vật chứa nhiều cholesterol (thịt heo, thịt bò, mỡ…) thì uống loại sữa này vẫn được.

Việc chọn loại sữa nào còn phải tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của từng người. Đối với những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường thì nên dùng loại sữa không béo, không đường. Lượng sữa uống mỗi ngày sẽ phải phù hợp với các thực phẩm khác để kiểm soát đường huyết ổn định. Người chỉ bị viêm khớp thì có thể vẫn uống được sữa hơi béo, hơi ngọt nếu thích. Thế nhưng, cần cẩn thận đối với người thừa cân, béo phì nếu dùng sữa béo, ngọt sẽ làm tăng cân đến mức chóng mặt và sẽ tăng sức chịu đựng đối với các khớp chịu sức nặng cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân nên sẽ khó điều trị khỏi tình trạng viêm và đau khớp.

4. Uống sữa đúng cách để tránh tai hoạ
Sữa là thực phẩm mang một lượng lớn canxi ở dạng dễ hấp thu. Chỉ khi nào lượng canxi đưa vào cơ thể quá dư thừa thì mới bị thải qua đường thận gây sạn thận. Trường hợp này ít gặp trong chế độ ăn thông thường mà do dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài. Do vậy, khi sử dụng nhiều thực phẩm dồi dào canxi hoặc uống thuốc canxi phòng loãng xương thì cần chú ý uống nhiều nước để phòng sạn thận.

Có nhiều người khi uống sữa hay bị đau bụng, tiêu chảy… là do cơ thể thiếu men lactase để hấp thu loại đường lactose có trong sữa. Để khắc phục tình trạng này, nên giảm lượng sữa trong mỗi lần uống (có thể dưới 100ml/lần) và tăng dần lên khi thích ứng. Nếu vẫn không tiêu hoá được thì có thể chuyển sang dùng sản phẩm khác của sữa như yaourt, sữa chua, phô mai… hoặc có thể dùng sữa đậu nành trong dinh dưỡng cho người già