Dinh dưỡng tháng thứ 2 thai kỳ
Bà bầu mang thai tháng thứ 2, lúc này phôi thai còn nhỏ, chưa đòi hỏi một lượng dinh dưỡng lớn, nên nếu mẹ bầu bị ốm nghén, ăn không ngon thì cũng đừng ép mình quá. Mẹ bầu hãy ăn những thức ăn cảm thấy ngon miệng và ăn nhiều bữa nhỏ. Chúng ta cùng chế biến một số món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nhé.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 2
Ở tháng thứ hai, phôi thai dài khoảng 2,5cm, thể trọng khoảng 4g. Nội tạng như: tim, dạ dày, ruột, gan và não bộ bắt đầu phân hoá. Các cơ quan như: chân, tay, mắt, miệng, tai…bắt đầu hình thành. Trong tháng thứ hai, có một số phụ nữ sẽ cảm thấy chán ăn do nghén, hoặc quá lo lắng cho thai nhi. Tuy nhiên, dù thế nào mẹ bầu cũng hãy thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên sao cho tìm được sự ngon miệng. Chế độ dinh dưỡng của mẹ đảm bảo thì thai nhi mới phát triển tốt.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2
Thời kì này, phôi thai còn nhỏ, chưa đòi hỏi một lượng dinh dưỡng lớn, nên nếu không muốn ăn thì bạn cũng đừng ép mình quá. Hãy đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết và thay đổi chút ít thói quen ăn, uống sẽ giúp bản thân thoát khỏi áp lực này. Bạn hãy chủ động bổ sung nước, chất béo, protein, canxi, sắt, vitaminA, vitaminB1, B2. Những chất này chủ yếu có trong những thức ăn dễ ăn như: rau có màu xanh, sữa, cá…
Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2
Bánh nhân đậu phụ
– Nguyên liệu:
Đậu phụ: 250g.
Bột mì: 250g.
Rau cải trắng: 1000g.
Thịt xay: 100g.
Tôm nõn: 25g.
Dầu vừng: 25ml.
Măng.
Gừng, hành, muối vừa đủ.
– Cách chế biến: Đậu phụ dầm nát, rau thái nhỏ chần qua nước sôi, rồi vớt ra. Cho đậu, rau, gia vị, nước, trộn thành bột ướt, chia làm 10 phần, mỗi phần cán mỏng ra làm vỏ bánh tròn to bằng miệng bát. Rau chia làm 5 phần, giữa 2 miếng vỏ cho nhân vào, dùng bát úp lên trên, bỏ đi những phần thừa xung quanh là thành một chiếc bánh nhân đậu phụ tròn. Cho chảo lên bếp, cho 25g mỡ lợn để nóng già, rồi cho bánh vào rán vàng 2 mặt là được.
Canh sữa rau cải trắng
– Nguyên liệu:
Rau cải trắng 500g.
Sữa bò: 50ml.
Muối: 5g.
Nước luộc gà hoặc nước luộc thịt lợn: 150ml.
Tinh bột ướt.
Dầu ăn.
Mỡ gà.
– Cách chế biến:
Rau cải rửa sạch, cắt miếng dài 4,5cm, rộng 1,5 cm. Sau đó, cho vào nồi luộc chín rồi vớt ra, để ráo nước. Cho nồi khác lên bếp, cho dầu ăn nóng già thì đổ nước luộc gà vào, nêm muối và cho rau vào đun 1-2 phút. Đổ sữa bò, cho tinh bột vào khuấy đều cho hơi sánh, rưới mỡ gà lên trên và cho ra bát.
Thịt dê hầm củ cải
– Nguyên liệu:
Thịt dê: 500g.
Củ cải: 200g.
Cà rốt: 200g.
Gừng tươi.
Rau thơm.
Muối ăn.
Hồ tiêu.
Giấm.
– Cách chế biến:
Thịt dê rửa sạch, thái miếng vuông nhỏ khoảng 2cm. Củ cải, cà rốt rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ khoảng 3cm; rau thơm rửa sạch, thái khúc. Cho thịt dê, gừng, muối vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ rồi đặt lên bếp đun sôi. Sau đó, cho lửa nhỏ lại và tiếp tục đun trong 1 giờ đồng hồ, rồi cho củ cải vào. Củ cải chín, cho rau thơm, hồ tiêu rồi cho ra bát lớn.
– Chú ý: Món ăn này thơm ngon, thúc đẩy cảm giác ngon miệng, thích hợp cho phụ nữ mang thai mắc bệnh về tiêu hoá.
Canh váng đậu phụ
– Nguyên liệu:
Váng đậu phụ: 2 miếng.
Gạo tẻ: 10g.
Đường phên: 150g.
Nước trắng: 1000ml.
– Cách chế biến: Váng đậu phụ dùng nước rửa sạch, cắt thái miếng vuông nhỏ. Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho váng đậu, đường vào để lửa nhỏ nấu thành cháo.
– Chú ý: Món canh này thích hợp với những người bị bệnh phổi, nhiệt, ho…
Mang thai tháng thứ hai, các bà bầu hay bị ghê ở cổ, buồn nôn. Theo dân gian, nhiều thai phụ hay dùng các loại thức ăn có vị chua để giảm hiện tượng này, nhưng trên thực tế thì cách làm này là không hiệu quả.
Những năm gần đây, theo nghiên cứu của các chuyên gia, thức ăn và thuốc có vị chua là một trong những nhân tố gây ra thai dị hình. Bởi vì, phần lớn thực phẩm có axit có thể làm giảm độ kiềm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều thức ăn có chứa axit, có vị chua.