Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai gầy ốm

 

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có thể trạng gầy ốm là cả một kế hoạch tăng cân khoa học  xuyên suốt cả thai kỳ cho riêng bà bầu trước khi chính thức mang thai và trong suốt thai kỳ.

 

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Nên có một chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có thể trạng  gầy ốm để phòng tránh nguy cơ sẩy thai.

Các nhà nghiên cứu khuyên rằng một  chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai lành mạnh, giảm stress và tinh thần lạc quan vui vẻ sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ sẩy thai và tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ và con

Tuy nhiên, nếu cân nặng của người mẹ lúc mang thai quá thấp (dưới 45kg) cũng là một yếu tố tiên lượng nguy cơ của thai kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn (gọi là thai kỳ nguy cơ cao) mà phụ nữ cần lưu ý.

Những người mẹ gầy, nhỏ, yếu… thường có những đứa con suy dinh dưỡng trong tử cung, nguy cơ dị tật tăng cao, phát triển thể chất và trí tuệ kém, tỷ lệ tai biến lúc sinh cũng nhiều hơn.
Để tránh những sự cố đáng tiếc như vậy xảy ra, người phụ nữ cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cần thiết cho mình và cho con trước khi chính thức mang thai và trong suốt thai kỳ. Nữ thanh niên lập gia đình nên cố gắng có cân nặng trên 45kg, lúc chuẩn bị mang thai nên tăng cường dinh dưỡng hơn nữa, mập mập một chút để sẵn sàng “nhận nuôi” một em bé và vượt qua mệt mỏi trong suốt thời kỳ thai nghén.

Để tăng cân, bạn cần phải phát triển thêm lượng cơ xương và tích luỹ thêm mỡ trong cơ thể. Tăng khối lượng cơ xương cần phối hợp cả dinh dưỡng và vận động, thể dục thể thao

Nên ăn ba bữa ăn chính đúng giờ và không bỏ bữa. Thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng chính là cơm và dầu mỡ, cần ưu tiên dùng nhiều các loại thức ăn “bổ dưỡng” giàu năng lượng, giàu chất béo, ngọt như sữa tươi, sữa bột nguyên kem các loại, bánh kem, ly kem tươi, chocolate, chè, thịt quay, tô mì nhiều dầu mỡ… Cả trong chế biến món ăn, bạn có thể thường xuyên làm các món chiên, xào, xúp có nước béo…

Khi có thai, những cơn mệt mỏi buổi sáng là dấu hiệu thai đang tiến triển tốt. Những phụ nữ bị buồn nôn, mệt mỏi trong 12 tuần đầu thường giảm 70% nguy cơ sẩy thai. Mức độ mệt mỏi càng nặng thì khả năng thai tiến triển tốt càng cao. Và mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bầu gầy ốm càng trở nên chán ăn. Đừng lo ngại, đây chính là lúc bạn cần nạp thêm và nạp thêm nhiều năng lượng cũng như dưỡng chất để cân bằng cơ thể và bảo vệ con bạn tốt nhất.

Bạn cần tăng thêm 10 – 12kg trong 9 tháng mang thai thì mới hy vọng có một em bé đủ cân (3kg) và cao tốt (50cm). Ba tháng đầu mẹ thường bị nghén nên chỉ cần tăng 1 – 2kg là được. Ba tháng giữa phải lên 4 – 5kg và tăng tốc 3 tháng cuối lên 5 – 6kg. Nếu bạn thuộc loại người gầy hoặc có đa thai, cần tăng trọng nhiều hơn từ (14 – 18kg). Người thừa cân béo phì chỉ nên tăng khoảng 6 – 10kg là đủ.
Với nhu cầu tăng thêm 300kcal/ngày, thai phụ cần ăn tăng thêm 1/2 chén cơm (hay chất bột đường khác như bún, phở, hủ tiếu, mì, nui, khoai củ…) cho mỗi bữa ăn, 2 ly sữa mỗi ngày và ăn thêm 1 – 2 bữa phụ ngoài 3 bữa ăn chính với các loại bánh, trái cây, sữa chua…

Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai… Cần tăng thêm 15g đạm (70 – 80g thịt cá) mỗi ngày. Chất béo từ dầu, mỡ, bơ, margarin, hạt nhiều dầu như mè, đậu phộng, đậu nành… cung cấp rất nhiều năng lựơng và giúp hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo quan trọng như A, D, E, K. Bạn còn cần bổ sung canxi, Axit Folic. Hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để uống đều đặn thuốc và sữa.

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai gầy ốm ngoài việc tuân thủ theo tháp dinh dưỡng còn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ngay trong những tháng mang thai đầu tiên.  Đừng sợ tăng cân là xấu. Nhiều phụ nữ gầy ốm trước khi mang thai lại trở nên xinh đẹp hơn nhờ tăng cân khi mang thai và sau khi sinh.