Mách mẹ 7 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh em bé cần nắm rõ

Bước sang những tuần cuối của kỳ thai, không ít mẹ băn khoăn về các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh như thế nào để có sự chuẩn bị chu đáo chào đón “thiên thần nhỏ” ra đời. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ mách cho mẹ 7 dấu hiệu báo sinh chuẩn nhất giúp mẹ có hành trình sinh nở an toàn, thuận lợi.

1. Tìm hiểu chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình tử cung co thắt và mở rộng, tạo điều kiện cho thai nhi cùng phần phụ của thai (bánh nhau, màng ối và dây rốn) được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. 

Trong đó, chuyển dạ được cho là đủ tháng khi thai phụ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ từ tuần 38 đến tuần 42 (trung bình 40 tuần), lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng phát triển độc lập ở môi trường ngoài tử cung. Do vậy, mẹ cần chú ý dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh là gì để giúp em bé được sinh ra đúng tháng, đủ ngày.

2. Điểm danh 7 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thường gặp

Dưới đây là các dấu hiệu báo hiệu bạn thực sự bước vào cuộc chuyển dạ dễ nhận biết:

2.1. Sa bụng dưới

Khoảng 1 vài tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần xuống khu vực xương chậu và chèn ép lên bàng quang của mẹ. Lúc này, mẹ không chỉ cảm giác bụng mình dài ra hơn, mà còn hay mắc tiểu, trằn nặng ở bụng dưới, di chuyển khó khăn.

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Khi thai nhi quay đầu chúi xuống và chèn ép vào bàng quang có thể khiến mẹ thường xuyên đi tiểu, di chuyển khó khăn và nặng nề hơn trước.

2.2. Co thắt tử cung (cơn gò chuyển dạ)

Trong thai kỳ, nếu mẹ nhận thấy cơn gò tử cung xuất hiện nhưng không đều, thưa thớt và không gây đau hay xóa mở cổ tử cung thì đó là cơn gò giả Braxton Hicks. Cơn gò tử cung thật sự thường xảy ra sau 37 tuần mang thai, với biểu hiện điển hình là đau vùng bụng dưới, gò cứng bụng và thành cơn (5 – 10 phút/lần), cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi.

2.3. Cổ tử cung giãn nở

Nhằm tạo điều kiện cho em bé chào đời dễ dàng, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn ra và mỏng đi dần. Mẹ có thể nhận biết điều này qua mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ thực hiện đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung. Tùy vào từng người, tốc độ xóa mở cổ tử cung sẽ khác nhau và tử cung mở trọn đến 10cm được xem là thuận lợi cho việc sinh nở.

2.4. Mất nút nhầy

Tiếp theo, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi của dịch nhầy âm đạo. Khi nút nhầy cổ tử cung bị bong, âm đạo tiết ra nhiều dịch nhớt hơn và có màu hồng, lấm tấm máu hoặc trong suốt.

2.5. Chuột rút, đau thắt lưng

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung thường bị kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy những cơn chuột hay đau mỏng lưng xuất hiện thường xuyên, đặc biệt mẹ mang thai lần đầu tần suất có thể diễn ra dày đặc hơn.

những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Bị chuột rút và đau lưng trở nên rõ rệt hơn với mẹ mang thai lần đầu.

2.6. Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai, nhưng càng gần đến ngày dự sinh thì các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé sẽ kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, khiến bạn đi tiêu lỏng, thậm chí có thể gây mất nước.

2.7. Vỡ nước ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh cực kỳ chuẩn xác. Lúc này, mẹ có cảm giác vùng âm đạo đột ngột chảy ra một dòng nước có màu trong suốt hoặc vàng nhạt, nhưng không hề đau đớn. Trong đó, thời điểm chuyển dạ có thể cách 12 – 24 giờ sau khi vỡ ối xuất hiện.

Nên đọc Biến cố vỡ ối non ở mẹ bầu

  Ối vỡ non là một biến cố nguy hiểm trong thai kỳ, là mối lo lắng của các mẹ bầu, mối đau đầu với các bác sĩ. Vỡ ối non mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu cần hiểu rõ bệnh…

3. Khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ nên làm gì?

Những dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khó ngủ hơn. Để giảm thiểu tình trạng này và chuẩn bị đón bé thoải mái, mẹ nên:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động vào những ngày cuối thai kỳ. Đồng thời, mẹ hãy thử đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm mình hoặc tắm nước nóng để thư giãn tinh thần.
  • Nằm nghiêng sang bên trái giúp quá trình lưu thông máu đến thai nhi diễn ra ổn định.
  • Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như giấy tờ, hồ sơ, quần áo…
  • Tìm hiểu các phương pháp hít thở và rặn đẻ đúng cách để sinh con dễ dàng hơn.

4. Một số dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý

Ngoài nhận biết 7 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh phổ biến, mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có một số triệu chứng sau:

  • Các cơn co thắt, vỡ ối non, chảy máu hay tiết dịch âm đạo bất thường… xuất hiện trước tuần thai thứ 37.
  • Nhận thấy nước ối có màu xanh lục, vàng nâu (dấu hiệu của phân su), hoặc có màu như máu thì cần nhanh chóng báo cho bác sĩ.
  • Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, đau ở vùng trên bụng hoặc bị sưng tấy có thể là các triệu chứng khác của tiền sản giật.
  • Cảm giác như em bé trong bụng ít hoạt động hơn bình thường.
  • Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.

các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Mẹ hãy cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơn co thắt, mức độ đau và các triệu chứng khác gặp phải để có hướng xử trí kịp thời.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn đã giúp mẹ biết được đâu là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thường gặp nhất. Chúc cả hành trình vượt cạn của cả hai mẹ con thành công trọn vẹn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/dau-hieu-chuyen-da-sap-sinh