Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn phức tạp nhất trong thai kỳ. Lúc này thai nhi ỏ trong bụng mẹ còn nhỏ và yếu, vì vậy thực đơn dành cho các mẹ bầu trong khoảng thời gian này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Nguyên tắc đầu tiên dành cho thực đơn các món ăn hằng ngày của mẹ là đầy đủ dinh dưỡng. Các mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày và đa dạng các loại thực phẩm. Khi phát hiện có thai, mẹ cần loại bỏ hết các chế độ ăn kiêng, giảm cân và hạn chế các công việc nặng nhọc. Mỗi ngày mẹ bầu cần nạp đủ các loại dưỡng chất như sắt, canxi, protein, đạm, các loại viamin hay khoáng chất và hàng ngày cần nạp đủ ít nhất 2550kcal. Sau đây là một số loại thực phẩm mà các mẹ nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Súp lơ: giàu sắt và axit folic tốt cho sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Bên cạnh đó các loại rau có màu xanh cũng cung cấp rất nhiều axit folic như rau cải bẹ, rau xà lách…
  • Trứng mang lại nguồn protein dồi dào và vitamin D – tốt cho sự phát triển xương của thai nhi. Mẹ bầu nên ăn trứng vào bữa sáng và bữa phụ, không nên ăn vào bữa tối tránh đầy bụng.
  • Cá hồi cung cấp nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin D, canxi, tốt cho xương và trí tuệ của thai nhi. Cá hồi là loại cá duy nhất được khuyến khích các mẹ nên ăn trong thời gian thai kỳ.
  • Các loại đậu chứa nhiều protein tốt cho cơ bắp của thai nhi và cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu.
thực đơn các món ăn hằng ngày
thực đơn các món ăn hằng ngày
  • Mẹ ăn nhiều đậu phộng trong thời gian mang thai sẽ giúp giảm khả năng dị ứng của bé sau khi sinh. Bên cạnh đó đậu phộng cũng chứa nhiều vitamin, chất béo, tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ sinh ra đầy bụng, khó tiêu, mỗi ngày các mẹ chỉ nên ăn một ít thôi nhé
  • Thịt bò chứa nhiều sắt và đạm tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên thịt bò cần được nấu hin kỹ, không nên ăn thịt sống để tránh nhiễm giun sán.
  • Sữa chua: sữa chua có nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, tránh hiện tượng táo bón, khó tiêu.
  • Các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh… chứa nhiều vitamin C và chất sắt, tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
  • Nước dừa: nước dừa không chỉ cung cấp khoáng chất, mà còn giúp da dẻ của bé khi sinh ra sẽ trắng trẻo hơn.

Làm sau để tránh bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Phần lớn các mẹ bầu đều phải khổ sở, khó chịu với tình trạng ốm nghén khi mới mang thai. Khoảng thời gian này rất khó để các mẹ hấp thụ dinh dưỡng thực phẩm vào người. Để hạn chế tình trạng ốm nghén, giúp cơ thể mẹ ăn uống dễ dàng hơn thì các mẹ nên thử áp dụng những phương pháp sau nhé:

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều
  • Không nên vừa ăn vừa uống. Uống nước lọc, hay nước ép hoặc sinh tố sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Không ăn các lại thực phẩm có mùi nặng và nồng như hành tỏi, hạt tiêu, ngũ vị hương, ớt, sả…
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn…
ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ
ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trên đây là một số gợi ý cho các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, ngoài tuân thủ những quy tắc về dinh dưỡng, các mẹ bầu cũng nên tự cân bằng khối lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Không nên để bị thiếu chất này, thừa chất nọ, gây ra những hậu quả không tốt cho thai nhi.