Áp dụng lời khuyên có chọn lọn khi mang thai
Lời khuyên đối với các mẹ mang thai là rất quí báu, đặc biệt là đối với các mẹ lần đầu mang thai. Nhưng không phải lời khuyên nào đưa ra cũng đúng và phù hợp với hoàn cảnh của các bà bầu. Hãy biết nghe và làm theo 1 cách có khoa học và chọn lọc nhé các mẹ.
- Luôn sinh muộn nếu đó là con đầu lòng
Điều này được khá nhiều người truyền miệng nhau, do đó nó tồn tại gần như thành sự thật hiển nhiên, khiến các mẹ bầu hết mức tin vào điều đó. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu lại có trải nghiệm nghiệm ngược lại: Đứa con đầu tiên của họ chào đời sớm hơn dự sinh. Thời gian em bé chào đời của mỗi người là khác nhau. Do vậy, con đầu lòng không hẳn lúc nào cũng sinh ra muộn như mọi người vẫn nói.
- Cho con bú sẽ giảm cân ngay tức khắc
Việc cho con bú có thể giúp bạn giảm cân sau sinh, nhưng nó cũng đốt cháy đến 500 calo của bạn mỗi ngày và bạn lại phải hấp thụ để bù đắp lượng calo đã mất ấy.Vì vậy, có thể bạn giảm được một số trọng lượng nhờ cho con bú, nhưng không thể giảm cân siêu tốc ngay được vì bạn còn đang nuôi con và việc giảm cân không hề đơn giản như mọi người vẫn nói.
- Không được dùng dùng lò vi sóng nấu đồ ăn
Đúng là việc đứng quá gần với lò vi sóng trong khi mang thai có thể khiến bạn tiếp xúc với bức xạ nếu lò vi sóng đó cũ hoặc hư hỏng, nhưng thực phẩm chế biến từ lo vi sóng lại hoàn toàn an toàn. Như một biện pháp phòng ngừa, bạn nên đứng chéo phòng khi lò vi sóng đang vận hành – dù bạn đang mang thai hay là không.
- Bạn phải mua tất cả quần áo mới
Điều này không đúng đối với rất nhiều người trong chúng ta. Việc tăng cân của phụ nữ mang thai thường diễn ra dần dần, đặc biệt có người vẫn có thể mặc quần áo bình thường trong một thời gian dài.
Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ nghe lời khuyên không cần quần áo mới cho đến tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Thực sự, đó chỉ giấc mơ của hầu hết các bà bầu mà thôi.
- Xét nghiệm màng ối có thể ảnh hưởng đến con
Việc chọc dịch màng ối để xét nghiệm, đặc biệt ở những phụ nữ trên 35 tuổi là để đảm bảo và xác định chắc chắn xem con họ có dấu hiệu mắc hội chứng Down, các bệnh nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền khác hay không.
Công việc y khoa này liên quan đến việc đưa một chiếc kim nhỏ vào bụng và tử cung, thu hồi các tế bào nước ối, tế bào không phải trực tiếp từ em bé, do đó chắc sẽ không có bất kỳ biến chứng nào.
Siêu âm được thực hiện trong khi các bác sĩ chọc dịch màng ối để xem vị trí của túi ối, bào thai và nhau thai có quá gần trong suốt quá trình. Công việc này là cực kỳ an toàn; nguy cơ sảy thai là thấp chỉ 1 trên 1600 người.
- Phải sắm những đồ ‘thiết yếu’ cho bé
Điều buồn cười là các đồ tưởng chừng ‘thiết yếu’ cho em bé đó không phải lúc nào cũng cần phải mua, như một bình làm ấm khăn lau, bàn thay tã bỉm…
- Kích thích sinh buộc bạn phải đẻ mổ
Đề tài này được nhiều người nói đến đến nỗi tất cả chúng ta đều tin như vậy. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã thực sự cho thấy điều ngược lại: việc kích thích sinh có thể làm giảm cơ hội sinh mổ lấy thai.
Đó là một tin tuyệt vời cho những người được kích thích sinh. Và hãy nhớ rằng: Có rất nhiều yếu tố để giải thích cho một ca sinh mổ không theo dự kiến. Mỗi một tình huống lại có nguyên do khác nhau.
- Không nâng cánh tay của bạn lên đầu – nó sẽ làm nghẹt em bé
Có thể bạn đã đọc điều này ở khắp mọi trên mạng. Theo lý thuyết thì hành động đó sẽ làm dịch chuyển dây rốn cuốn quanh cổ và làm em bé nghẹt thở. Nhưng sự thật không phải như vậy. Bạn có thể yên tâm vận động cánh tay lên trên đầu nếu bạn muốn.